AUTOSAR Adaptive IVI System ARM

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về khoá học. Hãy liên hệ với chúng tôi.

📧 EMAIL : Hala.daotao@gmail.com

☎ SỐ ĐIỆN THOẠI : 0972 595 711

TỔNG QUAN KHÓA HỌC

  • AUTOSAR Adaptive IVI System ARM là khóa học toàn diện dành cho những ai muốn phát triển hệ thống In-Vehicle Infotainment (IVI) thực tế theo kiến trúc AUTOSAR Adaptive, triển khai trực tiếp trên phần cứng Orange Pi.
  • Học viên sẽ được đào tạo từ nền tảng Linux Kernel, Yocto Project, Device Driver, đến xây dựng giao diện Qt/QML, tích hợp middleware ara::com, vsomeip và các dịch vụ AUTOSAR như ara::exec, ara::per, ara::log. Cuối khóa, học viên có thể vận hành một hệ thống IVI hoàn chỉnh với các tính năng thực tế như Bluetooth, USB, âm thanh, Android Auto.

BẠN PHÙ HỢP VỚI KHÓA HỌC NÀY NẾU:

  • Kỹ sư phần mềm nhúng, kỹ sư ô tô muốn triển khai hệ thống IVI thực trên phần cứng.
  • Sinh viên kỹ thuật có nền tảng C/C++ và Linux, cần dự án thực tế hoặc đồ án tốt nghiệp.
  • Lập trình viên muốn tiếp cận AUTOSAR Adaptive từ góc nhìn phần cứng đến ứng dụng.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC

  • Làm chủ Linux kernel và ánh xạ phần cứng bằng Device Tree.
  • Tự tạo hệ điều hành nhúng tùy biến bằng Yocto Project.
  • Viết device driver cơ bản và tích hợp vào hệ thống.
  • Thiết kế giao diện IVI chuyên nghiệp bằng Qt5/QML.
  • Giao tiếp dữ liệu giữa service và UI bằng vsomeip/ara::com.
  • Quản lý trạng thái và lưu cấu hình bằng ara::exec, ara::per.
  • Tích hợp đầy đủ Bluetooth, âm thanh, USB, Android Auto.
  • Xây dựng một hệ thống IVI thực tế theo chuẩn AUTOSAR Adaptive.

.

HỌC PHÍ & CHÍNH SÁCH THANH TOÁN

Tổng học phí: 12,000,000 VND
Chính sách thanh toán linh hoạt:

  • 3 buổi học thử miễn phí: Trải nghiệm chương trình và phong cách giảng dạy trước khi quyết định
  • Đợt 1: 2,000,000 VND (Tháng thứ nhất)
  • Đợt 2: 3,000,000 VND (Tháng thứ hai)
  • Đợt 3: 3,000,000 VND (Tháng thứ ba)
  • Đợt 4: 4,000,000 VND (Tháng thứ tư)
 

AUTOSAR Adaptive
IVI System ARM

12.000.000 VNĐ

  • Tổng thời gian học: 4 tháng
  • Hình thức: Online
AUTOSAR Adaptive IVI System ARM

LỘ TRÌNH KHÓA HỌC

Phần 1: Kiến trúc Linux Kernel và xử lý nhân thời gian thực

Bài 1: Tổng quan kiến trúc kernel Linux
  • So sánh giữa Process và Thread trong Linux
  • Phân biệt không gian Kernel và User
  • Cách thức System Call hoạt động và quá trình Context Switching
  • Scheduler – giới thiệu CFS và ưu tiên thời gian thực (SCHED_FIFO, RR)
Bài 2 : Cấu hình kernel và biên dịch riêng cho Orange Pi
  • Giải thích cấu trúc Device Tree, cách định nghĩa thiết bị
  • Sử dụng lệnh make menuconfig, make uImage, tạo zImage và dtb
  • Bổ sung UART, SPI, I2C trong device tree
Bài 3 : Viết và load driver GPIO/UART
  • Cấu trúc một kernel module
  • Viết driver điều khiển LED, ghi log từ kernel
  • Viết driver đọc UART (ttyS)
Bài 4: Tích hợp CAN controller MCP2515
  • Thêm MCP251x vào Device Tree Overlay
  • Load driver, khai báo CAN interface
  • Giao tiếp và test với cansend, candump

Phần 2: Giao tiếp giữa các ứng dụng – vsomeip và ara::com

Bài 1: Giao tiếp với vsomeip
  • Cài đặt và build vsomeip
  • Viết vsomeip client-server.
  • Cấu hình vsomeip.json
Bài 2: Sử dụng ara::com thay thế vsomeip raw
  • Sử dụng abstraction ara::com cho ứng dụng cảm biến
  • Mapping message giữa backend và UI
  • So sánh API ara::com và vsomeip native
Bài 3: ara::exec và Execution Manager
  • Hiểu manifest.xml, Application Mode Declaration
  • Tương tác với ara::exec qua ApplicationClient
  • Restart app khi phát hiện crash hoặc ngắt kết nối
Bài 4: ara::per – Lưu trữ cấu hình hệ thống
  • Ghi và đọc cấu hình âm lượng, ngôn ngữ từ file hệ thống
  • Ứng dụng: nhớ trạng thái giao diện sau khi reboot
  • Cấp quyền ara::per trong manifest
Bài 5: ara::log – Ghi log hoạt động
  • Sử dụng ara::log để ghi sự kiện UI và dữ liệu cảm biến
  • Phân loại log theo mức: debug, info, warning, error
  • Hiển thị log ra console hoặc GUI debug

Phần 3: Triển khai giao diện HMI – Qt5/QML, tích hợp thiết bị thực

Bài 1: Tạo giao diện UI cơ bản
  • Cài meta-qt5, tạo layer riêng cho giao diện
  • Viết ứng dụng Qt Quick UI đơn giản
Bài 2: Kết nối giao diện với ứng dụng C++
  • Sử dụng signal-slot giữa backend ↔ UI
  • Tích hợp giao tiếp ara::com (vsomeip) với giao diện HMI
Bài 3: Tích hợp thiết bị ngoại vi thật
  • PulseAudio: phát nhạc ra thiết bị USB hoặc Bluetooth
  • Kết nối và pair Bluetooth với điện thoại
  • Mount và truy cập USB flash drive, scan file nhạc
  • Hiển thị danh sách thiết bị đang kết nối trên UI
Bài 4: Tích hợp Android Auto
  • Build OpenAuto Pro / OpenAuto open source
  • Kết nối điện thoại Android qua USB
  • Hiển thị Google Maps, media control ngay trên UI
  • Cấu hình SDL2 và xử lý âm thanh giao tiếp

Phần 4: Yocto Project – Tạo hệ điều hành nhúng tùy biến

Bài 1: Hiểu kiến trúc Yocto Build System
  • Giới thiệu BitBake, Layer, Recipe, Class, Image
  • Thực hành: tạo distro mới cho IVI System
Bài 2: Viết layer và ứng dụng C/C++
  • Tạo recipe cho ứng dụng cảm biến, HMI
  • Tích hợp Qt5/6, Bluez, PulseAudio
  • Cross-compile và kiểm thử app trên board
Bài 3: Tổng hợp hệ thống và trình diễn
  • Khởi động hệ thống: Yocto → Driver → UI → Bluetooth → Android Auto.
  • Hệ thống hoạt động đầy đủ: cảm biến, media, logging, ara::exec, UI
  • Ghi log hệ thống hoạt động liên tục

Kết quả: Học viên có thể:

  • Làm chủ kiến trúc nhân Linux và cấu hình phần cứng thông qua Device Tree
  • Xây dựng và biên dịch phân phối hệ điều hành tùy chỉnh bằng Yocto
  • Viết Device Driver đơn giản cho GPIO, UART, CAN
  • Thiết kế giao diện người dùng bằng Qt5/QML kết nối với backend C++
  • Giao tiếp giữa các ứng dụng qua middleware vsomeip và ara::com
  • Quản lý trạng thái và cấu hình ứng dụng bằng ara::exec và ara::per
  • Tích hợp thành công Bluetooth, âm thanh, USB và hệ thống Android Auto
  • Xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống IVI (In-Vehicle Infotainment) chuẩn AUTOSAR Adaptive trên phần cứng thực